Cá vồ đém là gì, Giá cả, Kỹ thuật nuôi và Cách chế biến

Cá vồ đém là gì, Giá cả, Kỹ thuật nuôi và Cách chế biến

Cá vồ đém là loài cá da trơn phân bố chủ yếu ở khu vực phía nam sông Mêkông. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cá vồ đém là gì, giá cá giống, kỹ thuật nuôi cũng như cách chế biến.

Cá vồ đém là gì

Cá vồ đém còn có tên gọi khoa học là Pangasius larnaudii, là loài cá da trơn nằm trong họ cá tra. Ở Việt Nam, chúng còn được gọi dưới cái tên cá vồ hoặc cá dồ. Cá vồ đém là một loài cá mang lại giá trị kinh tế cao nên thường xuyên được nuôi trên diện rộng

cá vồ đém
Nguồn: Internet

Khu vực phân bố

Cá vồ đém tự nhiên chủ yếu xuất hiện ở lưu vực sông Mêkông, sinh sống ở các sông lớn và vùng ngập tại các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Ở Việt Nam, cá vồ tự nhiên phân bố chủ yếu ở khu vực sông Tiền, sông Hậu. Thời điểm đầu mùa mưa vào khoảng tháng 5,6 loài cá này sẽ di cư ngược dòng về thượng nguồn.

Đặc điểm bên ngoài

Cá vồ đém có thân hình dài, phần trước tròn và dẹt 2 bên dần về phía đuôi. Thuộc họ cá tra nên cá vồ đém có đầu dẹt bằng, mõm tù, miệng rộng ngang không co duỗi được.

Chúng có 2 cặp râu nhỏ và ngắn. Râu ở hàm trên kéo dài tới gốc vây ngực. Râu ở cằm thì ngắn hơn, dài chưa tới màng mang. Lỗ mũi sau nằm gần ngay lỗ mũi trước và nằm trên đường thẳng nối mũi trước với mé trên mắt. Mắt lớn vừa, nằm ngay sau đường ngang từ góc miệng và cách đều mõm với điểm cuối nắp mang. Khoảng cách 2 mắt rộng và cong lồi. Lỗ thóp ngắn, kéo dài từ đường nối 2 mắt đến gốc chẩm.

Vây lưng và vây ngực của cá vồ đém có gai rắn chắc, phía sau có răng cưa hướng về phía gốc. Ngọn các gai ở vây trên rất phát triển. Tia đơn của vây bụng kéo dài quá tia vây hậu môn. Vây mỡ nhỏ. Vây hậu môn tương đối dài. Vây đuôi phân thùy sâu. Mặt lưng đầu và thân có đen ánh xanh lá cây, xuống phía bụng nhạt dần. Bụng màu trắng. Phía trên gốc vây ngực có một đốm đen to. Ngọn các tia vây thứ 3, 4, 5 của vây hậu môn và màng da giữa các tia vây bụng có màu đen như mực. Các vây khác màu xám, rìa nhạt.

Tập tính

Cá vồ đém thường sinh sống ở các vùng nước sâu trên sống. Thức ăn chính của chúng là các loài cá nhỏ, tôm tép, giun ốc và cả các loài thực vật. Cá vồ đém tự nhiên là loài ăn tạp nên thức ăn của chúng khá đa dạng. Thức ăn chính của chúng là các loài cá nhỏ, tôm tép, giun ốc và cả các loài thực vật. Đối với cá nuôi công nghiệp, thức ăn chính là viên ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 26% – 28%.

Cá vồ đém có kích thước tối đa đạt đến 150 cm, thông thường hay gặp cá có kích cỡ khoảng 90 – 100 cm. Cá giống đạt kích cỡ 3,5 mm sau khi nở 12 giờ; 8,4 mm ở 4 ngày tuổi; 8,8 mm ở 8 ngày tuổi và 23,0 mm khi được 18 ngày tuổi.

Giá cá vồ đém

Giá cá vồ đém giống

Cá vồ đém thường được nuôi trồng nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho nên nguồn công cá giống tương đối nhiều. Giá cá vồ đém giống thường dao động trong khoảng 800 – 1.000 đồng/con

cá vồ đém giống
Nguồn: Internet

Giá cá vồ đém thu mua trên thị trường

Tùy thuộc vào kích thước cũng như thời điểm thu mua mà giá cá có sự thay đổi. Hiện nay, giá cá vồ đém thu mua tại trại nuôi khoảng 40.000 – 200.000 đồng/kg. Giá bán ra trên thị trường rơi vào khoảng 100.000 – 250.000 đồng/kg.

Kỹ thuật nuôi cá vồ đém

Dưới đây là phương pháp cũng như các chú ý khi nuôi cá vồ đém để mang lại giá trị kinh tế cao.

kỹ thuật nuôi cá vồ đém
Nguồn: internet

Thiết kế ao nuôi

Để nuôi cá vồ có hiệu quả, ao nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng. Những lưu ý trong thiết kế ao nuôi dưới đây các bạn không nên bỏ qua:

  • Nước trong ao cần đảm bảo về độ xanh và độ trong
  • Bờ ao cần có bố trí lưới chắc chắn, có hệ thống thoát nước hoạt động tốt
  • Các yếu tố về môi trường nước như độ PH, nhiệt độ cần đảm bảo kỹ thuật
  • Trước khi thả cá giống cần tát cạn ao, vét bớn bùn đất và rải vôi ở đáy

Cách chọn cá giống

  • Cá vồ đém giống nên chọn cá có đồng kích cỡ, bơi lội khỏe mạnh hoạt bán, ngoại hình bên ngoài không có vết trầy xước, dị hình
  • Nên chọn cá giống từ các cơ sở kinh doanh có uy tín, chất lượng đảm bảo
  • Nên thả cá giống vào thời điểm sáng sơm hay là chiều tối để tránh cá bị sốc
  • Không nên thả cá với mật độ dày, nên chú ý số lượng cá thả vào ao để đảm bảo không gian sinh trưởng và phát triển của cá

Thức ăn cho cá vồ đém

Để đảm bảo cho sự phát triển và sinh trưởng của cá vồ đém, thức ăn cho cá cần chú ý các điều sau:

  • Thức ăn chủ yếu là phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả…Thức ăn chủ yếu là phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả…
  • Chúng ăn các loại giáp xác, tôm và giun tròn
  • Nên bổ sung các ngoại vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá
  • Mỗi ngày cho cá ăn khẩu phần 2 – 4% khối lượng thân, cho cá ăn 2 lần/ ngày

Quy trình chăm sóc cá vồ đém

  • Mỗi ngày, cần phải theo dõi chế độ ăn và mức độ ăn của cá từ đó điều chỉnh một cách phù hợp
  • Cần phải thay nước thường xuyên mỗi tuần để đảm bảo độ sạch và trong của nước
  • Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong ao
  • Định kỳ vệ sinh dụng cụ cho cá ăn

Một số loại bệnh cá vồ đém thường gặp

Dưới đây là một số bệnh trong quá trình nuôi cá vồ đém thường gặp

Nấm thủy mi

  • Tác nhân gây bệnh: Là một số giống nấm như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.
  • Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá lúc đầu có vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm. Cá bệnh thường bơi lội bất thường, thích cọ xát vào những vật thể trong những

Trùng mỏ neo

  • Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi không bình thường, chậm chạp, kém ăn. Trên mình cá có những vết đỏ, một số khác thì ký sinh trong miệng làm cho miệng cá sưng lên và không đóng được.
  • Phòng, trị bệnh: áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tổng hợp, trước khi thả nên dùng lá xoan thả xuống ao để diệt ấu trùng mỏ neo trong ao.

Cách chế biến cá vồ đém

Cá vồ đém là loại cá có thịt dày, thơm và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thịt của cá vồ có chứa nhiều chất protein, đạm có nhiều tác dụng đối với hệ tiêu hóa và  tim mạch.

Vậy cá vồ đém làm món gì ngon? Dưới đây là một số gợi ý cách chế biến cá vồ đém

Cá vồ đém kho lạt

cá vồ đém làm món gì ngon
Nguồn: Internet

Nguyên liệu:

Cá vồ tươi sống, nước dừa tươi, tỏi, ớt, hành lá, nước mắm, tiêu, muối,…

Quy trình chế biến:

  • Sơ chế cá vồ: Cá vồ rửa sạch nhớt bằng nước nóng hoặc giấm gạo. Sau đó, mổ bụng, bỏ ruột, vây và cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Tiến hành chiên sơ cá cho đến khi vàng hai mặt thì tắt bếp, vớt cá ra để ráo dầu.
  • Tiến hành ướp cá với hành ớt, đường, nước mắm, nước màu, muối và một ít tiêu xay. Ướp cá trong khoảng 30 – 60 phút cho đến khi cá ngấm đều gia vị.
  • Sau khi thấm hết gia vị, bạn tiến hành kho cá. Cho nước dừa tươi vào ngập mặt cá cùng 2 – 4 quả ớt tươi. Khi cá sôi, bạn hạ lửa nhỏ, bỏ bớt bọt, nấu trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Cuối cùng, khi cá có mùi thơm, màu vàng nhạt cánh dán là hoàn thiện, cho một ít hành lá vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cá vồ nấu cháo

Nguyên liệu:

Cá vồ tươi, gạo, hành lá, gừng, tỏi, hành khô, ớt, rau thơm, muối, nước mắm,…

Quy trình chế biến:

  • Sơ chế cá vồ: Rửa sạch cá bằng nước nóng, rượu hoặc giấm cho hết vị tanh và nhớt. Sau đó mổ bụng, bỏ ruột, vây rồi cắt thành từng khúc vừa ăn. Để ráo nước.
  • Gạo vo sạch, sơ chế các loại rau củ trước khi bắt tay vào chế biến.
  • Tiến hành ướp cá trong khoảng 1h với nước mắm, đường, hạt tiêu, bột ngọt, tỏi, ớt, hành tím, gừng,…
  • Sau khi ướp cá xong thì luộc cá cho chín rồi tiến hành gỡ xương, lọc lấy thịt cá. Sau đó, xào săn thịt cá với hành tím và tỏi cho dậy mùi.
  • Sử dụng nước dùng luộc cá để nấu cháo. Khi cháo đã nhừ đi cho cá đã xào vào, thêm hành lá cắt khúc (có thể thêm một ít hành tây thái sợi), rau thơm vào là dùng được ngay.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cá vồ đém mà Dân Việt Media mang đến cho độc giả!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *