Lào Cai: Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số

Lào Cai: Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện các chính sách về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Lào Cai đã tập trung nghiên cứu, nhân rộng các đề tài ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển cây trồng. Từ đó góp phần cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đặc điểm chung của các địa phương này là điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn hạn chế dẫn tới kinh tế còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, là sinh kế chính để đồng bào phát triển kinh tế. Có một giai đoạn rất dài, nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa khó mang lại hiệu quả do phương thức sản xuất lạc hậu, không bảo đảm chất lượng và năng suất. Do đó, người dân nơi đây chỉ mong đủ ăn là được chứ chưa có nhiều định hướng để tăng gia làm kinh tế.

Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Trong 5 năm qua, từ những định hướng, chủ trương cụ thể của Trung ương đến địa phương mà các giải pháp nhằm thay đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ. Nhiều nơi đã khéo léo áp dụng Khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp để từng bước tạo ra những đổi thay cơ bản và tích cực.

Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Công tác chăm lo nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số luôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta

Người nông dân nói chung và đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa nói riêng khi nghe đến Khoa học công nghệ thường có tâm lý lo lắng, e dè do còn nhiều hạn chế trong trình độ và nhận thức. Tuy nhiên, cái hay của những người làm kế hoạch chính sách tại các địa phương chính là việc biết lựa chọn được những mô hình, nội dung phù hợp dễ dàng áp dụng vào trong nông nghiệp thực tế của bà con. Và đặc biệt, những nội dung này được lồng ghép vào trong các chương trình đào tạo nghề nông thôn.

Khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Việc xác định được đúng thế mạnh của địa phương, và mong muốn nhu cầu phát triển của đồng bào dân tộc thiếu số chính là yếu tố quan trọng nhất để việc đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ cho đồng bào mang lại hiệu quả thiết thực.

Trung bình các địa phương vùng sâu, vùng xa thường mỗi năm sẽ tập trung khoảng 70% nguồn lực trở lên để đầu tư cho phát triển, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Khoa học công nghệ là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và trình độ cao, việc gắn kết nội dung này trong phát triển nông nghiệp mà đặc biệt là cùng với công tác đào tạo nghề đã tạo ra được một chuỗi kết hợp không thể hiệu quả hơn. Điều này một lần nữa cho thấy quan điểm, mục tiêu mà Dự thảo báo cáo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Đường lối đúng nhưng cũng cần cách làm quyết liệt, khoa học và thống nhất từ phía các địa phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *