Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, nghề gửi gắm tâm tình của người Dao Tiền
Mục lục bài viết
Với đời sống tự cung tự cấp là chủ yếu, người Dao tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã mưu sinh bằng săn bắn, hái lượm, làm nương rẫy, đan lát. Từ lâu người Dao đã biết lấy cây rừng về làm vải, tạo ra những bộ trang phục truyền thống hết sức ấn tượng với những sắc màu rực rỡ.
Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm, nghề gửi gắm tâm tình của người Dao Tiền
Đối với đồng bào người Dao Tẻn ở vùng thấp huyện Sìn Hồ, Lai Châu, từ xưa, bà con người Dao chỉ biết lấy cây rừng về làm vải, còn bây giờ họ đã biết trồng bông để dệt vải và tạo ra những bộ trang phục truyền thống hết sức ấn tượng những sắc màu rực rỡ. Hàng năm cứ vào dịp mùa thu khi nông nhàn người Dao Tẻn ở đây họ lại tập chung ở nhà để đập bông, kéo sợi, dệt vải.
Trong các gia đình người Dao, nhà nào cũng có một khung dệt máy cắn bông, sa quay sợi và các dụng cụ phục vục cho việc kéo bông quay sợi. Những công cụ này được coi như.Sau khi thu hoạch bông về phơi khô công đoạn đập bông bằng cách trải bông trên mặt phẳng, một tay cầm cán, một tay đập mạnh vào sợi dây, dây bám vào các lớp bông làm cho bông tơi sốp, sau đó tiến hành cuốn bông để tiện cho việc xoay sợi.
Công đoạn tiếp theo là kéo sợi dây. Đây là công đoạn đòi hỏi phải có sự khéo léo. Kéo sao để cho sợi không bị đứt, sợi đều và đẹp. Sa kéo sợi sử dụng một cung cụ từ guồng tay đặt dây cước sợi trên giá đỡ bằng gỗ. Khi quay sợi tay phải người quay cứ quay guồng đều, còn tay trái dây bông kéo thành sợi bông.
Với nhiều bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc, dân tộc Dao Tẻn xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ vẫn còn gìn giữ được những giá trị văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình để góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến bản sắc các dân tộc tỉnh Lai Châu.