Những người chăn tuần lộc du mục còn lại cuối cùng trên thế giới

Những người chăn tuần lộc du mục còn lại cuối cùng trên thế giới

Tại khu vực Taiga hẻo lánh ở phía bắc Mông Cổ, những người Dukha đã chăn tuần lộc từ hàng ngàn năm. Đến ngày nay, có lẽ họ là những người chăn nuôi tuần lộc cuối cùng trên thế giới. Trong cái lạnh -50 độ C, mọi sinh hoạt, từ ăn uống, đồ chống rét..v.v của những người này đều phụ thuộc hoàn toàn vào những chú tuần lộc

Những người chăn tuần lộc du mục còn lại cuối cùng trên thế giới - Ảnh 2.

Người dân nơi đây đã chăn tuần lộc từ hàng ngàn năm trước.

Những người chăn tuần lộc du mục còn lại cuối cùng trên thế giới - Ảnh 3.

Với tộc người Dukha, lối sống du mục, chăn nuôi tuần lộc được xem là truyền thống văn hóa của tổ tiên. Không có quá nhiều cộng đồng nhỏ bé như thế này còn tồn tại trong đời sống hiện đại. Người ta gọi tộc Dukha là những người chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ, thậm chí là của cả thế giới.

Những người chăn tuần lộc du mục còn lại cuối cùng trên thế giới - Ảnh 4.

Tộc người Dukha, hay Tsaatan đã sinh sống qua nhiều thế hệ suốt hàng nghìn năm nay ở những cánh rừng lá kim taiga hẻo lánh phía bắc Mông Cổ, dọc biên giới với Nga. Vào những mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ ở khu vực xa xôi này có thể xuống thấp chỉ còn âm 40 đến âm 50 độ C.

Những người chăn tuần lộc du mục còn lại cuối cùng trên thế giới - Ảnh 5.

Người Dukha sống nay đây mai đó. Họ di chuyển theo đàn tuần lộc từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác cứ sau khoảng 7-10 tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *